Wednesday, January 21, 2009

Những nghề đứng vững trong thời suy thoái

Năm 2009, Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình trạng cắt giảm nhân sự, lương, phúc lợi sẽ diễn ra ở nhiều doanh nghiệp (DN).

Thị trường lao động sẽ chuyển biến rõ nét khi nhiều ngành nghề thay đổi cơ cấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tư vấn nguồn nhân lực, vẫn có một số ngành có thể phát triển.

Ngành hàng tiêu dùng, tư vấn luật vẫn thiếu

Nếu như cuối năm 2008, tài chính, chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng, bất động sản... trở nên ảm đạm thì năm nay, tình hình cũng sẽ không được cải thiện. Thay vào đó, ngành hàng tiêu dùng, dược phẩm có tín hiệu lạc quan.

Bà Tiêu Yến Trinh, Tổng Giám đốc Công ty Talentnet, nhận xét: “Nhu cầu hàng tiêu dùng sẽ không thể ngừng vì nó là sản phẩm không thể thiếu đối với mọi nhà, mọi người.

Do đó, ngành này vẫn đứng vững dù tình hình kinh tế gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc bảo vệ sức khỏe cũng được mọi người chú trọng. Chính vì thế, ngành dược sẽ tiếp tục phát triển khi các hãng dược trong và ngoài nước thu hút nhiều nhân lực”.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc Truyền thông và Tiếp thị Navigos Group, nhận định mỗi ngành đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của suy thoái kinh tế nhưng vẫn có một số ngành có nhu cầu nhân lực lớn, như ngành tư vấn luật.

Các vị trí tư vấn pháp lý, luật sư sẽ là đối tượng được nhiều DN tuyển dụng. Lý giải cho sự thu hút nhân lực của ngành, bà Tâm cho biết cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Vì thế, các vấn đề liên quan luật pháp càng trở nên quan trọng.

Đầu tư kích cầu sẽ tạo việc làm

Trong khi các ngành dệt may, giày da... phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động thì các ngành đầu tư kích cầu như xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng hay công nghiệp mang tính đầu tư lâu dài như dầu khí, khai thác công nghiệp nặng... sẽ thu hút nhiều lao động.

Ông Huỳnh Minh Quân, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Nguồn nhân lực Nhân Việt, nhận định: “Sức hút của thị trường lao động là việc đầu tư vào các ngành mang tính vĩ mô. Những công việc trong ngành cầu cảng, bốc vác, vận tải sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động”.

Cũng theo dự báo của các chuyên gia, cùng với việc mở cửa thị trường bán lẻ, sự xuất hiện của các siêu thị như Lotte Mart, Wal-Mart... sẽ giải quyết việc làm cho nhiều lao động. “Ăn theo” các siêu thị là lực lượng lao động phục vụ, vận chuyển hàng hóa cũng sẽ tăng lên.

Làm trái nghề, hãy xem là cơ hội

Theo các chuyên gia tư vấn nhân lực, sự khó dự đoán của nền kinh tế sẽ khiến nhiều DN tính đến chuyện cơ cấu lại nhân sự, thay đổi hoặc giảm bớt những khoản phúc lợi nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí.

Bên cạnh đó, khi luật thuế thu nhập được triển khai, hầu hết các khoản thưởng và phúc lợi khác đều chịu thuế. Để bảo đảm duy trì các khoản phúc lợi cho nhân viên, các DN phải chịu thêm gánh nặng tăng chi phí trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh. Theo ông Huỳnh Minh Quân, đây là giai đoạn thử thách cho cả DN và nhân viên. Hai bên phải hợp tác tích cực để đưa DN vượt qua khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm cho rằng: “Trong tình hình khó khăn như vậy, các nhân viên hãy tích cực làm việc, sáng tạo hơn; bớt đòi hỏi ở DN và nên hiểu rõ rằng DN có tồn tại thì mình mới tồn tại. Nếu phải làm công việc trái ngành nghề, hãy chấp nhận và xem đây là cơ hội để học hỏi thêm”.

(Theo Nguoi Lao Dong)

Tuesday, January 20, 2009

Album sinh nhat lan thu 26 (31.12.2008)

Tom tat nhung hinh anh buoi an mung sinh nhat & dao pho dip nam moi

http://www.youtube.com/watch?v=3ndTOlKnVdc

Ảnh nóng Chương Tử Di & Tỷ phú Vivian

Saturday, January 17, 2009

LẤY VỢ NHÀ GIÀU NÊN HAY KHÔNG???

Ai cung thich cuoc song cua minh: giau co, vo dep, con khon...Co nhieu cach de dat dieu nay. Nhung co mot cach rat nhanh chong la LẤY VỢ NHÀ GIÀU. Dieu nay hoan toan co loi??? Hay xem nhung nguoi trong cuoc noi gi?

Sau cưới mấy ngày, một lần đi nhậu với bạn, chỉ vì nghe bạn chúc mừng "'lấy được quả vợ nhà mặt phố, bố làm to, khỏi lo mười năm phấn đấu" thế là Hùng (Hà Nội) đã thượng cẳng tay.

Hai người vốn học chung đại học. Cô là tiểu thư xinh đẹp, còn anh chỉ là sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi. Ngày đầu tiên về nhà cô chơi, anh đã choáng trước dinh cơ của ba mẹ vợ tương lai nhưng vẫn cố tự nhủ: "Mình chân thành, có chí cầu tiến và học giỏi, nên cứ tự tin". Dường như bố mẹ nàng cũng nhận ra những ưu điểm của cậu sinh viên nghèo, nên đồng ý cái rụp.

Về chung sống với nhau, cô bắt đầu thể hiện thói tiểu thư đỏng đảnh, lười làm việc nhà, ham chưng diện và hời hợt trong mọi chuyện. Nhưng anh không dám nói gì vợ vì mặc cảm "dưới cơ". Anh một bước trở thành người nhà giàu khi được ăn ngon, mặc đẹp, đi xe hơi và gặp gỡ tầng lớp sang trọng, nhưng đời sống tình cảm thì cứ héo hon dần.

Một lần không chịu nổi sự bừa bãi của vợ, anh nổi đóa lên, và cô ấy kết thúc cuộc chiến bằng gáo nước lạnh: "Anh thấy không hợp thì đi đi, ra khỏi nhà tôi. Tôi hết chịu đựng nổi một ông chồng nhà quê, suốt ngày sống theo mấy cái nền nếp cổ lỗ sĩ lắm rồi!".

"Trước đó, tôi cũng đã phải đau đầu vì vợ suốt ngày ca thán về chuyện phải giúp đỡ bên nội quá nhiều. Hai chữ "nhà tôi" mà cô ấy thốt ra đã khiến tôi vùng chạy ra khỏi nhà. Và hai chữ "nhà quê” khiến tôi một lần nữa khẳng định rằng: quá khó để một người nghèo làm rể nhà giàu", anh Hùng nói.

Sau gần một tuần lang thang, anh quay về xin lỗi bố mẹ vợ, và hứa những điều khiến vợ bùi tai, vì chuyện vợ chồng đâu thể đơn giản kết thúc được.

Rồi Hùng được giao làm trưởng chi nhánh của công ty nhà vợ. Công việc trở nên khó khăn khi nhân viên không phục sếp bởi: "Con rể sếp tổng nên được như vậy, chứ mới ra trường, biết gì mà làm quản lý”.

Dù đã cố chịu đựng để vượt qua điều tiếng, nhưng đến một ngày, anh nhận ra mọi cố gắng của mình đang bị đổ sông đổ bể, vì nhà vợ giàu sẵn, công ty nhà vợ lớn mạnh sẵn nên những đóng góp của anh dù có ấn tượng đến mấy cũng sẽ bị ba chữ "nhờ nhà vợ" bao trùm.

Cũng gặp phải cảnh ngộ như anh Hùng, Trung chia sẻ: "Đôi khi vợ nổi giận vô cớ, thậm chí hỗn hào, mình cũng chả dám ho he, vì "phe địch" quá mạnh. Ở cơ quan, tôi tự tin, nhanh nhẹn, tháo vát bao nhiêu thì về nhà lại rụt rè, cẩn trọng và "hiền" bấy nhiêu. Hình như tôi đã đánh mất chính mình".

Tâm lý thông thường, chàng rể nghèo rất dễ mặc cảm, ngay cả khi chỉ bị "chạm nhẹ” vào vấn đề tiền bạc mà anh ta luôn lo sợ ai đó đụng tới, từ đó thiếu tự tin trong công việc, thiếu cả tự tin trước vợ con.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, với người đàn ông, chữ "sĩ” thật cần thiết nhưng nếu để nó bao trùm, đè nặng lên tâm trí thì không nên. Điều quan trọng là cần vượt qua rào cản, tồn tại trong chính bản thân mỗi người.

Trước hết, các chàng rể cần tận dụng mối thiện cảm của mẹ vợ. Khác với mối quan hệ giữa con dâu với mẹ chồng, con rể đối với mẹ vợ dễ dung hòa hơn nhiều. Đặc biệt, tâm lý "thương con rể không thiệt đi đâu mà sợ, vì nó sẽ thương lại con gái mình" khá phổ biến đối với các bậc cha mẹ thời hiện đại.

Ngoài ra, tuy ở chung nhưng các cặp vợ chồng nên kiên định với quan điểm tiền bạc rạch ròi. Khoản tiền nào mượn của nhà vợ thì trả sòng phẳng. Có như vậy, chàng rể nghèo mới đường hoàng đối diện với bố mẹ vợ, mới không bị mất tự tin, không bị yếu thế trong cuộc sống vợ chồng.

(Theo Phụ nữ TP HCM)

Friday, January 16, 2009

NHAC TUYEN XUAN 2009

01 - BUOC CHAN MUA XUAN (DAM VINH HUNG)

Bước chân mùa xuân-Đàm Vĩnh Hưng
Được tìm bởi Baamboo.com



02 - DIEP KHUC MUA XUAN

Điệp khúc mùa xuân-Đàm Vĩnh Hưng
Được tìm bởi Baamboo.com



Luu y: Neu cac ban thich bai nao thi lien he tac gia blog de chep ve nghe cho da...

NHAC XUAN 2009

01 - BUOC CHAN MUA XUAN (DAM VINH HUNG)

Thursday, January 15, 2009

“Lấy vợ” hay “đi tù” cũng thế cả thôi!

Tôi vừa nhận được thiệp mời của ông cách đây 2 phút. Thế là tôi sắp toi vài lít, còn ông sắp toi cả cuộc đời...

Giờ này tôi có khuyên nhủ chắc cũng không nhằm nhò gì, bởi khi ông trao nhẫn cưới cho vợ ông cũng có nghĩa là vợ ông đã xỏ nhẫn cưới vào... mũi ông (Đấy, chúng ta luôn thua từ khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu).

Chỗ bạn bè, tôi muốn ông chuẩn bị tinh thần để hiểu hai từ khác âm nhưng đồng nghĩa: “lấy vợ” và “đi tù”.

Mụ vợ tôi (thư này dành riêng cho ông nên tôi gọi như vậy, nếu mụ ấy biết thì tôi từ án treo chuyển vào trại, từ 6 tháng chuyển sang chung thân, từ chung thân đến tử hình... mong ông giữ mồm, giữ miệng cho), mụ vợ ông và các mụ vợ trên đời tuy không cùng cha, cùng mẹ nhưng đều giống nhau bởi dòng máu chiếm hữu lúc nào cũng chảy rần rật.
Mụ ấy đổ đồng tình yêu và sự chiếm hữu. Cái thân xác này, mụ chiếm hữu đã đành, nhưng cái khoảng thời gian bé tí tẹo vênh ra vào giữa giờ ăn trưa cũng bị mụ kiểm soát chặt chẽ. Giờ trưa nghỉ ngơi tí chút, Yahoo Messenger phải vàng khè, thi thoảng mụ xì-pam một cái. Không thấy thì mụ gọi điện thoại, gọi bàn, di động, không được thì mụ gọi cho đồng nghiệp. Ông có tin không, 8 năm nay, chưa bao giờ tôi thoát khỏi tầm mắt mụ. Mụ gọi thế là yêu, là quan tâm, lo lắng...

Mỗi lần thông báo đi công tác là tôi phải lấy tinh thần, mở miệng như người có lỗi và y rằng mặt mụ dài như cái bơm. Mụ buồn vì không có chồng trong 2,3 ngày, còn tôi như mở cờ trong bụng vì không “bị” yêu thương, lo lắng ít nhất trong 48 giờ.

Mụ thuê ô-sin để trông con, còn mụ rảnh rang để... trông tôi.

Năm thì mười hoạ mụ mới cấp cho cái “quota” được đi bù khú với đám bạn... 10 năm không gặp. Mà đám bạn đó, ai, ở đâu, làm gì, điện thoại bi nhiêu... mụ đều lưu trong bộ nhớ phi thường mà đôi khi tôi nghĩ người trần không mấy ai có. Và suốt cái buổi nhậu hiếm hoi ấy mụ cứ réo rắt gọi. Nghe ồn ào thì mụ hỏi: “Tại sao ồn thế, có phải nhậu xong rồi rậm rật đi karaoke bàn tay vàng?”, im lặng thì mụ dán tai vào, rít lên: “Tại sao yên tĩnh, có phải rửng mỡ mò vào nhà nghỉ?”. Nếu đêm đó tôi mà về muộn thì quả là thảm kịch. Biết mình có lỗi, tôi rón rén bước vào nhà, vén màn thất kinh khi thấy mụ tóc tai dựng đứng, mắt thâm quầng, ngồi nhìn trừng trừng lên trần nhà (sau này tôi mới biết mụ quả là cao tay, mụ vẫn ngủ, ngáy ngon lành, nhưng khi nghe tiếng kẹt cửa, mụ ngồi phắt dậy, xõa cho tóc tai dựng ngược, quệt tí phấn mắt màu chì vào quanh mắt, rồi ngồi chờ chồng như thể từ kiếp trước). Cho dù, có mệt rã rời vì bia rượu, tôi vẫn cố gắng trả đủ bài vì đó là phép thử của mụ. Vậy mà sáng sau, chưa kịp hồi sức, đã nghe thấy tiếng mụ cha chả, xoong nồi xủng xoảng, mụ quát chó, chửi mèo, đánh con chí chóe...

Và tôi, cố lết tấm thân xác bèo nhèo - 8 năm trước còn lịch lãm, hào hoa nhất lớp (ông biết mà) - dắt xe ra khỏi cửa, đứa lớn ngồi sau, đứa bé ngồi trước (mà vẫn thò tay cấu nhau), khăn bịt mặt, nón trùm đầu, sữa, cặp sách... lôi thôi như dân tị nạn.

Than ôi, làm người đã khổ, làm chồng còn khổ hơn gấp bội!

Đôi khi (nhất là khi tôi nộp cho mụ một cục tiền), mụ cũng nới chút đỉnh cho tôi “thở”, nhưng cũng chỉ là “thở hắt”, nhất quyết không cho “thở dài”.

Về nhà, nếu tắt điện thoại thì mụ tra: “Sợ em nào gọi hay sao mà tắt”, nhưng cứ có điện thoại gọi đến là tôi giật mình thon thót. Không nghe cũng chết mà nghe thì con người mất hết văn minh, lịch sự. Tôi phải nói thật to, càng ông ổng càng tốt, càng thô bạo (mày, tao, ông, tôi) càng tốt, đi lại thật hoành tráng, vung chân, vung tay dù có khi đầu dây bên kia chỉ hỏi mỗi câu: tài liệu để đâu? Nếu tôi nói nhỏ thì mụ sẽ cho là có vấn đề, mụ sẽ khảo, sẽ tra cả đêm cho ra vấn đề... vì sao nói nhỏ.

Thực ra mụ (và các mụ) lo hơi thừa, thân thủ phi phàm như các mụ thì tôi (và chúng ta) là vỏ quýt chứ có là vỏ dừa mụ đâm cũng thủng.

Ông có biết, khi về nhà bộ mặt của lũ chúng ta phải thế nào các mụ mới hài lòng không? Câu hỏi không bao giờ có đáp án, bởi:

Nếu ông cáu gắt: Mụ cho là ông có bồ ruồng rẫy vợ con.
Ông vui vẻ: Mụ cho là ông có bồ nên phởn phơ, hứng chí.
Ông chu đáo: Mụ cho là ông có bồ nên thấy cắn rứt, hối hận.
Nói chung, trong mắt các mụ vợ tự cho mình là Sơ-lốc Hôm, kiểu gì ông cũng “phải” có bồ.

Mụ xấu cũng bảo tại chồng, già cũng bảo tại chồng (thời gian mụ dành để quản thúc đâu có chịu vào sa-lông làm đẹp bao giờ). Tuần rồi, xem chung kết hoa hậu, tôi toàn nhìn... ngón chân cái, thi thoảng mới dám liếc trộm mấy em. Triết lý cơm-phở luôn đóng đinh trong đầu mụ, mà mụ đâu có biết cơm có thể ăn cơm nguội hoặc chiên, chứ phở có ai ăn nguội hay chiên bao giờ. Cơm dù không ngon nhưng ngày nào người ta cũng có thể ăn, còn phở thì ai có thể xơi triền miên.

Nói chung, lấy vợ là đi tù, đó là chân lý (dù rằng ông vẫn một lòng yêu quản giáo). Ông cứ chuẩn bị tinh thần đi, cái gia đình lý tưởng mà ông mơ ước rồi sẽ thành cái cối xay 1 chức năng, xay hết mọi ước mơ trai trẻ thành món sinh tố bèo nhèo.

Hôm nay, tôi có hẳn 1h tự do, dĩ nhiên tôi phải nói dối mụ, phải huy động bạn đồng nghiệp, phải lạy lục em lễ tân để lỡ mụ có kiểm tra. Nhưng tôi mất 25 phút viết thư cho ông, còn 35 phút nữa tôi phải đi lai rai cốc bia với bạn bè trước khi... chui về lồng.
Giờ này năm sau, nếu ông quá bức xúc, cứ đến tôi, tôi chỉ cho ông cách khởi nghĩa mà không bị dìm vào bể máu.

Tôi đi đây. Không, tôi bắt đầu khởi nghĩa đây. Cũng phải chọn quán bia gần gần, vì còn cái đồng hồ công tơ mét nữa chứ...

(Theo Mr. Lịch Lãm)